CÔNG TÁC KHOÁN BẢO VỆ RỪNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA TÀ ĐÙNG
Ngày 07 tháng 12 năm 2020, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-VQG về việc phê duyệt Phương án khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021-2025 tại Vườn quốc gia Tà Đùng.
Đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Tà Đùng là 153 hộ dân được chia làm 14 tổ. Là các hộ gia đình người dân tộc thiểu số sinh sống tại xã Đắk Som, Đắk R'Măng - huyện Đắk Glong - tỉnh Đắk Nông và xã Phi Liêng, Đạ K'Nàng - huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng có tâm huyết và đủ sức khỏe tham gia bảo vệ rừng.
Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021-2025 tại Vườn quốc gia Tà Đùng là 3.000,66 ha, thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phân khu phục hồi sinh thái. Trong đó:
+ Rừng hỗn giao (HG1, HG2): 823,88 ha;
+Rừng tre nứa (LOO): 532,12 ha;
+Rừng lá rộng thường xanh (TXG, TXB, TXN, TXK): 1.644,66 ha.
Thuộc 02 lưu vực sông Đồng Nai và SêrêPôk:
+ Lưu vực sông Đồng Nai: 1.599,82 ha;
+ Lưu vực sông SêrêPôk: 1.400,84 ha.
Diện tích khoán bảo vệ rừng quy đổi theo hệ số K (theo Quyết định số 1347/QĐ-UBND
ngày 16/8/2019) là: 3.000,66 ha. Trong đó:
+ Diện tích khoán bảo vệ rừng quy đổi thuộc lưu vực sông Đồng Nai: 1.599,82 ha;
+ Diện tích khoán bảo vệ rừng quy đổi thuộc lưu vực sông Sêrêpôk: 1.400,84 ha.
Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng thường xuyên chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm, bộ phận chuyên môn hướng dẫn các bước ký thuật, theo giõi, dám sát và đôn đốc công tác trực, chốt, tuần tra, kiểm tra rừng của các tổ nhận khoán và thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Các tổ nhận khoán có trách nhiệm phân công thành viên trong tổ tuần tra bảo vệ diện tích nhận khoán của tổ dưới sự quản lý giám sát của các trạm kiểm lâm và các bộ phận có liên quan.
Sau khi thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, thời gian qua trên địa bàn Vườn quốc gia đã hạn chế được vấn nạn chặt phá rừng trái phép, góp phần duy trì ổn định diện tích rừng được giao khoán; nâng cao đời sống của hộ gia đình nhận khoán, tạo động lực khuyến khích hộ tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Thông qua việc thực hiện hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng, tình trạng người dân làm nương, khai thác lâm sản trái phép trên đất rừng phòng hộ đã giảm đáng kể. Phát huy được vai trò lợi thế của từng loại rừng, trên cở sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững; duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
VQG thanh toán tiền giao khoán cho người dân
Chương trình khoán BVR là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Công tác giao khoán BVR tại Vườn quốc gia Tà Đùng góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng hiện có của Vườn quốc gia. Đồng thời xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống gần rừng ,tạo công ăn việc làm, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân sống trong vùng đệm Vườn quốc gia, góp phần thực hiện thành công chương trình nông thôn mới ở các xã vùng đệm./.
Ảnh, bài: Mai Dũng - Vườn quốc gia Tà Đùng