Hưởng ứng các hoạt động Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2022

logokhongdoi

VƯỜN QUỐC GIA TÀ ĐÙNG

(Ta Dung National Park)

Hãy bảo vệ Tà Đùng để Tây Nguyên thêm xanh và sông Đồng Nai chảy mãi

Trang chủ»Tin tức - Sự Kiện»Hưởng ứng các hoạt động Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2022

Hưởng ứng các hoạt động Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2022

 

Hưởng ứng ngày Đa dạng sinh học năm 2022 của Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng

 

Ngày 02/6/2022, Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng đã ban hành kế hoạch số  04/KH-VQG về việc hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2022

Với mục tiêu Nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học năm 2022 với chủ đề  “Building a shared future for all life” –“Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống”, nhằm hướng đến việc tạo động lực và hỗ trợ cho khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020 sẽ được thông qua tại Hội nghị Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc (COP15) vào cuối năm nay; đồng thời nâng cao tầm quan trọng việc cùng hành động xây dựng một tương lại chung. Áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực, hướng tới mục tiêu toàn cầu đến năm 2050 là “Sống hài hòa với thiên nhiên”.

  

da-dang-sinh-hoc-2022

 

Cùng chung tay hành động " Xây dựng tương lai chung cho mọi sự sống";

"Cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá hủy hệ sinh thái toàn cầu"

 

Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng đã để ra các nội dung cụ thể như sau:

1. Tăng cường tuyên truyền, truyền thông về vai trò, tầm quan trọng của đa dạng sinh học đến CC, VC, NLĐ và người dân trong vùng đệm VQG. Treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các khu vực công cộng, trụ sở cơ quan làm việc và các địa điểm phù hợp; tổ chức hưởng ứng, ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, xây dựng các mô hình, giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; sự tham gia của người dân vùng đệm trong công tác bảo tồn, phục hồi, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên; thúc đẩy tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm, không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã và không sử dụng đồ nhựa một lần.

2. Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch các ngành kinh tế có tác động nhiều đến đa dạng sinh học trong lâm nghiệp, du lịch, giao thông, phát triển năng lượng tái tạo; quản lý và sử dụng tài nguyên đất, nhất là các khu vực bảo tồn cần được ưu tiên trong các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

3. Tăng cường thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Luật Đa dạng sinh học 2008, Nghị  định  số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 1 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23 tháng 07 năm 2020  của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan. Kiểm soát các tác động tới đa dạng sinh học như hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước; phương thức canh tác, khai thác kém bền vững; sinh vật ngoại lai xâm hại và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường...

5. Xây dựng chương trình hành động có định hướng và phù hợp trong bối cảnh đang diễn ra thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc, trong đó phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gìn giữ các tri thức truy yền thống, các giống cây trồng, vật nuôi bản địa theo khuyến nghị và hướng dẫn của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học.

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, số hóa quản lý di sản thiên nhiên được quan tâm đẩy mạnh, hướng tới việc số hóa công tác quản lý, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phù hợp với Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường. Thực hiện các giải pháp phục hồi hệ sinh thái; thiết lập, củng cố hệ thống thông tin về đa dạng sinh học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với địa phương, từng vùng di sản thiên nhiên, xây dựng và triển khai thực hiện dự án chuyển đổi số, tăng cường năng lực; hạ tầng  kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ và thực hiện điều tra , kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

7. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi, đưa tin, bài, ảnh (Nội dung, chủ đề, thông điệp, khẩu hiệu theo hướng dẫn) lên Trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan để CC, VC, NLĐ và người dân trong vùng đệm VQG biết và tham gia hưởng ứng các hoạt động.

8. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc trồng cây xanh bảo vệ tài nguyên môi trường trong các hoạt động Đoàn, Hội ở cơ sở, hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới 05 tháng 6”, “Tháng hành động vì môi trường năm 2022”, các buổi ra quân Ngày chủ nhật xanh, các chương trình, hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường trọng điểm,... nhằm nâng cao ý thức xây dựng môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.

Văn Dũng - Vườn quốc gia Tà Đùng

 

 

Fanpage

Bản Đồ

 

banner tinh daknong

snn

Picture1

Vườn Quốc Gia Tà Đùng

 

Cơ quan quản lý: Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng

Giấy phép: Số 158/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông cấp ngày 04/10/2021

Chịu trách nhiệm về nội dung: Ông Khương Thanh Long - Giám đốc - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Email: [email protected]

Fanpage: Facebook.com/vuonquocgiatadung.vn

SĐT liên hệ: 098.8536818

 

Thống kê truy cập