Ngày 25/10/2024, Ban quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông, trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh năm 2024 với chủ đề “Đa dạng thành phần loài nấm thuộc họ nấm linh chi và giá trị khoa học của một số loài có giá trị dược liệu có nguồn gốc từ Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông”. Dự hội thảo có các đại biểu đại diện Sở Khoa học và Công nghệ; trường Đại học Tây Nguyền; Ban quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng, các chuyên gia, nhà khoa học và người dân sinh sống tại vùng đệm của Vườn.
Toàn cành Hội thảo
Tại Hội thảo, các ý kiến của tham luận của các đại biểu, chuyên gia và nhà khoa học tập trung làm rõ các vấn đề về: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, sinh thái Vườn Quốc gia Tà Đùng; Đa dạng, đặc điểm sinh học của một số loài nấm thuộc họ Ganodermataceae tại Vươn Quốc gia Tà Đùng; Hoạt tính kháng oxy hoá của cao chiết quả thể loại Ganoderma lucidum thu thập ở Vườn Quốc gia Tà Đùng; Nghiên cứu thành phấn hoá học và hoạt tính sinh học của một số loài nấm lớn;…
Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia thạm luận tại Hội nghị
Với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết các tham luận tại Hội thảo đã thể hiện những đóng góp chuyên sâu, có thực tiễn và sinh động về thành phần loài nấm thuộc họ Nấm linh chi và giá trị khoa học của một số loài có giá trị dược liệu có nguồn gốc từ Vườn Quốc gia Tà Đùng. Đây là nguồn tài liệu quý cho công tác đánh giá giá trị dược liệu, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng. Trong đó, đối với các loài nấm thuộc họ nấm Linh Chi (Ganodermatacese) theo kết quả nghiên cứu xác định được tại Vườn Quốc gia Tà Đùng có 8 loài, thuộc 2 chi với 6 loài nấm cái giá trị dược liệu cao, một số loài được đánh giá có hoạt tính kháng oxy hoá khá cao và tác dụng chống ung thư. Bên cạnh đó, các tham luận tại Hội thảo cũng đã để xuất các giải pháp để khai thác tốt nguồn dược liệu quý, phát triểu dược liệu dưới tán rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng.
Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội Thảo
Vườn Quốc gia Tà Đùng có hệ thực vật đa dạng, phong phú với hơn 1.400 loài thực vật với 89 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, 59 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; khoảng 650 loài động vật với 70 loài nguy cấp quý hiếm, 61 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Trong đó, có nhiều loài cây thuốc có giá trị như: lan kim tuyến, nấm ngọc cẩu, nấm linh chi,… Thời gian qua, Vườn Quốc gia Tà Đùng đã phối hợp với nhiều đơn vị tiến hành nghiên cứu khoa học về các loại dược liệu tại Tà Đùng, xây dựng vườn thực vật, tổ chức các hội thảo khoa học,…
Tin, ảnh: BQL Vườn Quốc gia Tà Đùng